Tha Thứ Người Làm Chúng Ta Tổn ThươngBài mẫu
Cơ Sở Để Tha Thứ
Khi nhìn thấy lỗi lầm ở người khác, bạn sẽ làm gì?
Nhiều người trong chúng ta mang trong lòng những vết thương thuộc linh sâu sắc do tay người khác gây ra. Những người làm chúng ta tổn thương có thể đã nói một câu ngắn gọn "Tôi xin lỗi" và rồi quên hết. Có thể họ sẽ hành động như thể chẳng có gì tổn hại xảy ra. Bạn có thấy khó quên các chi tiết cụ thể không? Bạn có tránh những người đã làm tổn thương mình không? Mặt khác, cũng có những người tránh mặt bạn vì những điều sai trật mà bạn đã làm với họ.
Trong dụ ngôn này, Chúa Giê-xu gọi người đầy tớ là gian ác vì sau khi được tha thứ, anh ta đã không đáp lại người khác cùng một cách đó. Thay vào đó, anh ta đặt ra cho người mắc nợ mình theo một tiêu chuẩn hà khắc hơn so với tiêu chuẩn mà dành cho bản thân anh ta. Khi đọc đoạn Kinh thánh này, trái tim chúng ta kêu lên, "Không công bằng!" Chúng ta có thể thấy sự bất công quá rõ ràng: lẽ ra người đầy tớ phải tha nợ cho những người mắc nợ anh ta.
Chúng ta nhận ra và mong muốn sự công bằng vì ân điển chung của Đức Chúa Trời dành cho chúng ta. Chúng ta nên phản ứng thế nào trước lỗi lầm của người khác? Phân đoạn này cảnh báo chúng ta về việc dung dưỡng sự không tha thứ trong lòng. Ở đây chúng ta thấy chính xác cách Đức Chúa Trời mong đợi chúng ta sẽ phản ứng trước hành vi tội lỗi của người khác — Ngài mong chúng ta tha thứ. Đức Chúa Trời áp đặt kỳ vọng này trên cơ sở nào? Sự mong đợi của Ngài được đặt trên sự tha thứ yêu thương của chính Ngài đối với chúng ta. Chúng ta thường đánh giá người khác bằng một tiêu chuẩn khác với tiêu chuẩn khi chúng ta tự đánh giá chính mình.
Chúng ta thấy tội lỗi của người khác đối với chúng ta nặng nề hơn tội lỗi của chúng ta, hoặc chúng ta mong đợi họ phải có lòng thương xót lớn hơn những gì chúng ta sẵn sàng ban cho. Hành vi như vậy về phía chúng ta bị Đức Chúa Trời ngăn cấm. Thay vào đó, Ngài muốn chúng ta nhớ đến lòng thương xót của Ngài và có hành động xứng hợp. Cuối cùng thì tội lỗi của chúng ta với người khác chính là tội lỗi với Đức Chúa Trời. Ngài đã tạo ra mỗi người chúng ta và mong muốn chúng ta trân trọng nhau, thậm chí đặt nhu cầu của người khác lên trên nhu cầu của bản thân (Phi-líp 2: 1-4). Ngài rõ ràng đã đặt ra một tiêu chuẩn cao về sự tha thứ — đó là món quà cứu rỗi cho chính chúng ta.
Bạn có thể thay đổi bằng cách nào? Liệt kê một số cách mà Đức Chúa Trời đã tha thứ cho bạn. Hãy nhớ đến tình yêu thương lớn lao của Đức Chúa Trời dành cho bạn: trong Đấng Christ, Ngài đã mở ra một cách để bạn được tha thứ cách nhưng không, ngay cả khi bạn từ chối Ngài (Rô-ma 5: 8). Hãy bắt đầu bày tỏ lòng tha thứ cho người khác, không dựa trên cảm tính, mà dựa trên món quà miễn phí và đầy nhân từ mà Chúa đã ban cho bạn.
Kinh Thánh
Thông tin về Kế hoạch
Bất kể chúng ta phải chịu đựng những tổn thương về tình cảm hay thể chất, thì sự tha thứ là nền tảng của đời sống Cơ Đốc Nhân. Chúa Giê-xu Christ đã nếm trải hết đủ mọi kiểu đối xử bất công phi lý, thậm chí đến mức phải chết dù Ngài hoàn toàn vô tội. Tuy nhiên, trong giờ khắc cuối cùng của Ngài, Chúa Giê-xu đã tha thứ cho tên trộm nhạo báng Ngài trên cây thập tự kế bên, cũng như những kẻ hành quyết Ngài.
More