Biểu trưng YouVersion
Biểu tượng Tìm kiếm

Tha Thứ Người Làm Chúng Ta Tổn ThươngBài mẫu

Forgiving Those Who Wound Us

NGÀY 7 TRONG 7

Không Ghi Nhớ Những Sai Lầm Quá Khứ

Mỗi ngày, chúng ta chất chứa những trải nghiệm để nhớ lại trong tương lai — hy vọng là vì cớ niềm vui của chúng ta. Nhưng đôi khi những điều tồi tệ xảy ra có ảnh hưởng vĩnh viễn đến cuộc sống của chúng ta. Đôi khi khuyết tật xảy ra do lựa chọn sai lầm của người khác. Người lái xe say rượu có thể thoát khỏi một vụ va chạm xe hơi trong khi khiến hành khách vĩnh viễn bị tổn thương về thể chất hoặc tinh thần. Một người có thể gây tổn hại nghiêm trọng cho người khác do hành động bất cẩn hoặc ích kỷ. Làm thế nào chúng ta có thể nghĩ đến việc tha thứ cho những sai trái như vậy?

Tha thứ bao hàm việc cố ý bỏ qua những hành vi đau lòng và tội lỗi của người khác. Bạn chọn cách không nhớ đến lầm lỗi của người khác. Thi Thiên 103: 8-12 bày tỏ sự tha thứ có chủ đích của Đức Chúa Trời. “Ngài không bắt tội luôn luôn” (mặc dù Ngài có quyền làm như vậy), và “Ngài đã xóa bỏ tội lỗi của chúng ta, cách xa chúng ta như phương đông và phương tây. Đây là một khoảng cách vĩnh cửu; hai chân trời không bao giờ gặp nhau. Đức Chúa Trời chủ ý loại bỏ tội lỗi của chúng ta khỏi tầm nhìn của Ngài và không nhớ đến chúng nữa! Làm thế nào chúng ta có thể thực hành sự tha thứ như vậy? Chỉ có tình yêu thương mà Đức Thánh Linh ban cho chúng ta mới có thể biến đổi tấm lòng chúng ta đủ để “không ghi nhớ những phạm tội” (1 Cô-rinh-tô 13: 5). Sự tha thứ này được vun trồng bởi ân điển của Đức Chúa Trời trong lòng chúng ta và được thúc đẩy bởi tình yêu thương chân thành dành cho người khác.

Thật khó để tha thứ cho người khác khi chúng ta thường chỉ tập trung vào nỗi đau khổ và khó khăn của riêng mình. Thay vào đó, hãy xem xét cách Đức Chúa Trời xử lý các tội phạm: “Vì đây là cách Đức Chúa Trời yêu thương thế gian: Ngài đã ban Con Một của Ngài, hầu cho những ai tin Con ấy không bị hư mất mà được sự sống đời đời” (Giăng 3:16). Tình yêu thương của Đức Chúa Trời dành cho chúng ta đã khiến Ngài hy sinh Con Ngài để tha thứ cho tội lỗi của chúng ta. Chúng ta có nên tha thứ như vậy không? Có! Nhưng không phải bằng sức riêng của chúng ta! Chúng ta sẽ một cách tự nhiên ghi nhớ các sự kiện xảy ra trong cuộc sống mình. Một số điều chúng ta không bao giờ có thể "quên" theo nghĩa đen. Nhưng chúng ta có đang lưu giữ một "hồ sơ" về những sai trái của người khác không? Chúng ta có đang nhớ lại hoặc hồi tưởng lại những chi tiết tiêu cực mỗi khi gặp người đó không?

Sự tha thứ theo cách của Đức Chúa Trời không xóa sạch ký ức của chúng ta, nhưng nó cho phép chúng ta xóa bỏ những điều sai lầm và sống trong các mối quan hệ đã được phục hồi. Cùng với thời gian và bởi Thánh Linh Chúa, chúng ta sẽ thấy rằng tình yêu thương sẽ thay thế những suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực của chúng ta về những người đã làm tổn thương chúng ta.

Ngày 6

Thông tin về Kế hoạch

Forgiving Those Who Wound Us

Bất kể chúng ta phải chịu đựng những tổn thương về tình cảm hay thể chất, thì sự tha thứ là nền tảng của đời sống Cơ Đốc Nhân. Chúa Giê-xu Christ đã nếm trải hết đủ mọi kiểu đối xử bất công phi lý, thậm chí đến mức phải chết dù Ngài hoàn toàn vô tội. Tuy nhiên, trong giờ khắc cuối cùng của Ngài, Chúa Giê-xu đã tha thứ cho tên trộm nhạo báng Ngài trên cây thập tự kế bên, cũng như những kẻ hành quyết Ngài.

More

Chúng tôi chân thành cảm ơn Joni and Friends, Nhà xuất bản International and Tyndale House, các đồng tác giả sách Kinh thánh Vượt qua Đau khổ, đã cung cấp kế hoạch này. Để biết thêm thông tin, vui lòng truy cập: www.beyondsufferingbible.com/